In offset được đánh giá là công nghệ in tốt và phổ biến nhất trong thị trường in ấn hiện nay vì những ưu điểm cũng như hiệu quả tuyệt vời mà chúng mang đến cho những sản phẩm in. Vậy quy trình in offset như thế nào? Nội dung sau đây sẽ thông tin đến các bạn các công đoạn cơ bản trong quy trình in offset bao bì giấy.

Thiết kế chế bản – Bước đầu tiên trong quy trình in offset

Trong quy trình in offset, để có được bản in offset đẹp, không xảy ra sai sót thì trước hết cần thiết kế chế bản in trên chất lượng trên máy tính hay nói đơn giản là thiết kế bản in chuẩn file.

Các chi tiết cần thể hiện trên thiết kế phải có sự hài hòa cả về thông tin, mẫu mã và màu sắc đúng với mong muốn của khách hàng. Sau khi đã thống nhất và làm tốt công đoạn thiết kế chế bạn thì đơn vị in ấn sẽ tiến hành bước kế tiếp là outfilm.

Bài viết được quan tâm: Các Loại Giấy Làm Hộp Phổ Biến

Quy trình in offset

Công đoạn Output film

Sau khi thiết kế chế bản xong, chuyên viên in ấn sẽ thực hiện xuất bản để outfilm. Trong trường hợp là những bản in có hình ảnh, film sẽ được out thành bốn tấm tượng trưng cho bốn lớp màu C M Y K

Hệ màu CMYK là hệ màu chuẩn nhất có thể phối với nhau để tạo nên nhiều màu sắc khác. Những màu quan trọng được làm ra từ 3 trong 4 màu nói trên hoặc cả 4 màu sở hữu thông số đa dạng sẽ cho ra nhiều kết quả màu sắc riêng biệt. Công đoạn này còn được gọi là “output 4 tấm film”.

Tiến hành phơi bản kẽm

Khi đã có 4 tấm phim, chuyên viên in ấn sẽ thực hiện việc đem phơi từng tấm phim lên bản kẽm thông qua máy phơi kẽm. Đây là công đoạn thứ 3 trong quy trình in offset.

Tin nên xem:

Lý do cần đầu tư làm hộp giấy theo yêu cầu

Những chất liệu túi giấy phổ biến hiện nay

Tiến hành in offset

Trong quy trình in offset, kỹ thuật viên sẽ tiến hành in từng màu một, sự bố trí thứ tự trước sau của từng loại màu in sẽ phụ thuộc vào kỹ thuật và kinh nghiệm của kỹ thuật viên.

Trước tiên, kỹ thuật viên in ấn sẽ lựa chọn một trong 4 kẽm màu để lắp lên quả lô máy in offset. Ở phần vào mực của máy, kỹ thuật viên cũng sẽ cho loại mực tương ứng. Ví dụ bản kẽm màu C (Cyan), kỹ thuật viên cũng cho mực C và tiến hành in. Quả lô quay qua tờ giấy sẽ đập phần tử in xuống tờ giấy in.

Quy trình in offset

Sau khi chạy xong hết số lượng định in, kỹ thuật viên sẽ tháo kẽm ra, vệ sinh hết mực cũ, lắp kẽm mới vào, cho giấy đã in màu mới in vào và lại tiếp tục quy trình cũ. Quá trình tiến hành tuần tự cho đến khi hết cả 4 màu, 4 màu đó được in chồng lên nhau sẽ cho ra bản in cuối cùng.

Trong quy trình in, kỹ thuật viên in ấn sẽ phải chạy thử các bản nháp nhằm đảm bảo màu in ổn định. Khi tiến hành in offset, nhà in phải trừ hao giấy để đảm bảo chất lượng.

Tin nên xem: Top 4 công nghệ in bao bì giấy được ưa chuộng nhất

Gia công sau in – Công đoạn cuối cùng trong cả quy trình in offset

Sau khi in offset, kỹ thuật viên in ấn sẽ thực hiện đến bước cuối cùng để hoàn thiện bản in offset đó là quá trình gia công sau in. Thông thường, quá trình gia công sau in được ứng dụng rộng rãi đó là quá trình cán mờ và cán bóng. Trong đó, cán mờ sẽ tạo ra bề mặt mịn và mềm. Cán bóng sẽ cho bề mặt bóng hẳn lên.

Cán màng mờ là quá trình tô điểm thêm cho sản phẩm và không bắt buộc phải gia công, tùy thuộc vào mong muốn của khách hàng. Cán màng mờ là cán lớp màng mỏng lên bề mặt của tờ rơi sau khi in, cán màng mờ sẽ giúp cho việc in tờ rơi được mịn màng và giúp hình ảnh trở nên bắt mắt.

Để đảm bảo quá trình in offset không xảy ra lỗi và phải tiến hành in lại, kỹ thuật viên in ấn phải thực sự tỉ mỉ trong quy trình in offset để tạo nên bản in chất lượng.